Tài sản lớn nhất của tuổi 50 không phải là nhà cao cửa rộng mà là thứ này. Kính thưa quý vị và các bạn, bất luận dù muốn hay không, ai rồi cũng trưởng thành và già đi theo năm tháng. Sau đây là nội dung chính trong video này:
Đời người, dài ngắn cũng chỉ có trăm năm. Trên hành trình ấy, 20 tuổi là sống với thanh xuân, 30 tuổi là sống cùng sự nghiệp, 40 tuổi sống bằng trí tuệ, còn tuổi 50 mới là cuộc sống đích thực của mỗi người. Nếu trái tim tuổi đôi mươi như con suối, trái tim tuổi 30 như dòng sông, trái tim tuổi 40 như thác ghềnh cuồn cuộn chảy, thì trái tim người 50 tuổi lại như biển rộng mênh mang. Người 50 tuổi tâm đủ tĩnh, nghĩ đủ sâu, lòng đủ lắng đọng. Với họ, tài sản lớn nhất lúc này không phải là nhà cao cửa rộng mà là bốn thứ này. Nếu nắm chắc trong tay, thì nửa đời người còn lại sẽ sống an nhiên hạnh phúc.
Tiếp theo là sau 50 tuổi, nếu hiểu ba điều này, lợi ích còn lớn hơn cả tiền tài vật chất. Đời người hữu hạn, biết sớm sẽ tốt cho bản thân. Sau tuổi 50, nên nhớ: tam quan quan trọng hơn ngũ quan. Chuyện gì tới thì nên thuận theo, chuyện gì chưa tới thì không nên xao động. Chuyện đã qua thì không lưu luyến, chuyện của hiện tại thì không được bỏ qua. Chỗ dựa lớn nhất khi ngoài 50 tuổi không phải con cái, cũng chẳng phải là bạn đời, mà nằm ở ba điều này. Bạn trẻ cần biết càng sớm càng đỡ thất vọng về sau. Người ngoài 50 tuổi dễ mắc kẹt trong ba cạm bẫy này, khiến nửa đời sau khổ sở. Tránh được mới yên tâm hưởng phúc.
Đặc biệt, ở phần cuối video này là phần chia sẻ: còn trẻ muốn an nhàn, thảnh thơi lúc tuổi già cần phải chuẩn bị bốn đường lui này. Sau đây là nội dung chi tiết, xin mời quý vị và các bạn cùng theo dõi nhé.
Phần 1: Tài sản lớn nhất của tuổi 50 không phải là nhà cao cửa rộng, mà là bốn thứ sau đây.
Một: Tài sản thứ nhất là sức khỏe. Có câu nói rằng: người 50 tuổi đã đoán biết được bệnh tật. Trước 50 tuổi, người tìm bệnh, sau 50 tuổi, bệnh tìm người. Do vậy, con người đến tuổi 50, nếu không có bệnh thì quả là người có phúc vận lớn. Đối với tất cả chúng ta, sức khỏe quý hơn vàng, đặc biệt là người trung niên. Người già thì sức khỏe là tất cả. Bởi nếu không có sức khỏe, sau tuổi 50, một khi xảy ra chuyện bất trắc, bạn sẽ phải đối mặt với vô số khoản chi tiêu ngoài dự tính. Những khoản chi phí ngất ngưỡng ấy tích tụ lại lâu dần, có thể làm sụp đổ một gia đình. Bởi người chữa bệnh dai dẳng không chỉ làm đau chính mình mà còn vô tình làm liên lụy đến cả gia đình. Trong hoàn cảnh này, rất nhiều mối quan hệ cha mẹ - con cái đều trở nên rạn nứt. Vợ chồng sẽ vì đồng tiền mệt mỏi mà nảy sinh mâu thuẫn.
Xét ở góc độ khác, nếu có được cơ thể khỏe mạnh, chúng ta sẽ giảm bớt phần nào gánh nặng cho con cái. Đừng tiếp tục lãng phí sức khỏe để đánh đổi lấy những vật ngoài thân. Tiền dù có nhiều đến đâu cũng không mua nổi sức khỏe. Đánh đổi sức khỏe để kiếm được càng nhiều tiền, rốt cuộc cũng chỉ để mua về một đống thuốc mà thôi.
Hai: Tài sản thứ hai là gia đình. Xin mời quý vị cùng theo dõi câu chuyện cuộc đời vô cùng thấm thía của một người đàn ông như này:
“Tôi là một người đàn ông khá nổi bật, ngoại hình ưa nhìn, công việc kiếm nhiều tiền. Vì thế, đối với tôi, có được vợ đẹp con ngoan là điều dễ dàng. Vợ tôi là người hiểu chuyện, cô ấy chưa từng bất mãn và luôn tôn trọng tôi, và hơn hết là biết hy sinh vì gia đình. Vợ chồng tôi hạnh phúc suốt 7 năm với một trai một gái, đủ nếp đủ tẻ. Tôi vẫn lao vào kiếm tiền, đôi lúc còn phong lưu. Hậu quả chẳng lường trước được, chính là cô nhân tình nhỏ bé của tôi có thai. Mọi chuyện cuối cùng cũng không thể che giấu. Vợ tôi bất tỉnh trước cú sốc chồng phản bội, vợ tôi quyết định ly hôn.
Ở những tháng ngày sau đó của tôi, chưa từng có một gia đình để về. Dù rằng tôi vẫn phải ở cạnh nhân tình để chăm sóc đứa trẻ, nhưng chúng tôi không thể hạnh phúc. Sau đó, cô ta cũng bế con rời đi. Trước khi đi, cô ta nói: ‘Anh không xứng đáng làm chồng, sống cạnh người đàn ông vô hồn như anh quá hoang phí đời.’ Cũng không sai. Một kẻ từng tự tay đập nát gia đình của mình thì sao còn xứng đáng làm chồng của ai bây giờ đây?”
Đến độ tuổi 50, tôi vẫn có tiền, có địa vị, nhưng tôi luôn cảm thấy mình chẳng có gì cả. Ở tuổi già, ập đến với bệnh tật giày vò, với cuộc sống trước mắt cứ mờ nhạt đi, tôi chỉ muốn có một gia đình để về, một người bạn đời để bầu bạn, một tuổi già bên con cháu. Tôi từng có vợ, nhưng giờ cô ấy cũng bỏ tôi đi. Tôi cũng có con, nhưng chúng chưa bao giờ muốn gần bên tôi. Chúng cho rằng một người đàn ông ngoại tình sẽ không dạy cho chúng được điều gì tốt đẹp. Tôi mới nhận ra rằng thất bại lớn nhất của đàn ông chính là cuối đời chẳng có gia đình, vợ con lầm lũi, không một nơi ấm áp để về. Gia đình chính là tài sản quý giá nhất của mỗi người. Vợ chồng đôi lúc không thể tránh khỏi những va vấp, có khi không hòa hợp, thậm chí nhiều lần tưởng chừng sẽ buông tay. Nhưng sau tuổi 50, bạn sẽ thấy hạnh phúc khi có người bên cạnh đồng hành cùng mình. Chỉ khi có tình cảm sâu sắc và hiểu nhau, chúng ta mới có thể cùng nhau trải qua nhiều khó khăn và hạnh phúc hơn trong cuộc sống sau này.
Gia đình hòa thuận chính là động lực của con cái trong cuộc sống. Khi chúng mệt mỏi, được trở về nhà, nơi bình yên, được thấy bố mẹ sống êm ái bên nhau, đó chính là hạnh phúc. Cho nên, với những người bước vào tuổi trung niên, có một gia đình nhỏ êm ấm, hạnh phúc, con cái ngoan ngoãn trưởng thành; có một gia đình lớn với những người anh chị em hòa thuận, đoàn kết, yêu thương nhau, đó là niềm hạnh phúc lớn lao mà bạc tiền nào cũng chẳng mua được.
Ba, tài sản thứ ba là một khoản tiền nhất định. Con người chúng ta khi còn trẻ đều tràn đầy nhiệt huyết, sông pha để lập nghiệp. Chỉ là chuyện cỏn con, mục tiêu kiếm tiền chủ yếu là để dưỡng già, để sau này được thoải mái sống cuộc đời mình muốn mà không cần để ý đến sắc mặt người khác. Chỉ có điều, khi đến độ tuổi nghỉ hưu, nguồn thu nhập của chúng ta cũng theo đó mà suy giảm, cả về sức khỏe và tinh thần. Thế nhưng, rất nhiều người đến tuổi này vẫn còn phải bận lòng vì con cái.
Là cha mẹ, việc nuôi dưỡng, giáo dục con cái là chuyện cần phải làm. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh là có nhiều người đang làm việc này quá tay, đem toàn bộ số tiền tích lũy để dưỡng già mang cho con cái mà chẳng đoái hoài đến việc giữ lại cho mình một đường lui. Có người sẽ nghĩ: tiền bạc, nhà cửa của mình sau này đằng nào chẳng để lại cho con cháu, cho sớm hay muộn chẳng phải cũng như nhau hay sao? Nhưng thực tế không phải như vậy. Bản thân mỗi người, sau tuổi nghỉ hưu, dù sao cũng vẫn cần phải dưỡng già. Khi ấy, chỗ dựa vững chắc của mỗi người có thể là con cái, có thể là gia đình, nhưng chủ yếu vẫn là từ số tiền tích cóp từ trước đó.
Chưa kể đến một thực tế trong xã hội ngày nay, con cái chưa chắc đã sẵn lòng tận tâm chăm sóc bố mẹ khi về già. Cho nên, mỗi người vẫn nên giữ lại chút tiền tích cóp, dự phòng cho những nhu cầu cấp thiết. Đã có hiện tượng rất phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay, đó là sau khi con cái thành ra lập nghiệp, rất nhiều thế hệ lớn tuổi đều giao hết tiền bạc, đất đai, nhà cửa cho con cái quản lý, rồi chúng bỗng đổi thay. Không chỉ vậy, ngay cả chi phí sinh hoạt hàng tháng cũng dần eo hẹp lại. Vì thế, những tranh chấp về tài sản cũng theo đó mà hình thành. Một khi hai bên đã nảy sinh xung đột, người làm cha mẹ sẽ cho là con cái bất hiếu, còn con cái cũng cho là bố mẹ không chịu thấu hiểu cho nỗi khó khăn của họ. Từ đó, các gia đình vốn hòa hợp cũng dần bắt đầu rạn nứt, chia năm xẻ bảy.
Bởi vậy, ở tuổi 50, chúng ta cũng nên có những phương án dự phòng cho bản thân. Đặc biệt, việc chuẩn bị cho mình một khoản tiền để dưỡng già là điều rất cần thiết. Tuổi 50 chẳng cần phải nhà cao cửa rộng, biệt thự xe sang, nhưng chắc chắn không phải quá sớm, cũng không là quá muộn để chuẩn bị một số tiền tiết kiệm trong tay.
Bốn, tài sản thứ tư là đời sống tinh thần lạc quan. Ở tuổi 50, duy trì một tâm trạng tốt khiến chúng ta luôn cảm thấy thư thái, bình tĩnh, làm việc sáng suốt. Tâm trạng tốt chính là liều thuốc tốt nhất giúp chúng ta tự vượt qua khó khăn. Ngược lại, những người không có khả năng kiểm soát cảm xúc sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Bởi cảm xúc tiêu cực không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe, mà còn khiến công việc và các mối quan hệ của chúng ta ngày càng rối ren, áp lực. Đến tuổi 50, hãy sống vui vẻ, tận hưởng những ngày tháng tươi đẹp, cũng đừng so sánh công danh, địa vị, lợi lộc. Chớ băn khoăn làm sao để con cái được xuất sắc như người khác. Các bạn chỉ nên so sánh xem mình có thể sống vui vẻ, khỏe mạnh hay không, như vậy là đủ. Hạnh phúc là tự mình tạo nên, vui vẻ là quà cũng tự mình tìm kiếm. Biết giữ một tâm trạng luôn thoải mái, yên ổn thì mỗi ngày mới chính là một ngày vui, mỗi chuyện lướt qua tầm mắt mới nhẹ nhàng, thanh thản.
Ở tuổi 50, có một đời sống tinh thần lạc quan ấy là vốn quý. Hãy giữ gìn thật tốt trạng thái tinh thần ấy, bởi tinh thần vui vẻ thì bệnh tật mới không tới. Một ngày sống không có phút giây nào vui vẻ là một ngày bị mất đi, đầy uổng phí. Một ngày dù chỉ có một giây phút vui vẻ ngắn ngủi cũng là được lợi biết bao nhiêu phần.
Hai trạng thái cao nhất của đời người là gì sau 50 tuổi? Nếu hiểu ba điều sau đây, lợi ích còn lớn hơn cả tiền tài, vật chất. Đời người hữu hạn, biết sớm sẽ tốt cho bản thân.
Quý vị thân mến, cuộc sống là một quá trình trải nghiệm. Người trải nghiệm càng nhiều thì càng tỉnh táo, khôn ngoan hơn trong cuộc sống. Bạn thường bối rối trước vẻ bề ngoài, mắc kẹt trong thành công hay thất bại, bị ám ảnh bởi danh vọng và tài sản, hoặc chìm đắm vào những mất mát. Trải nghiệm những cung bậc cảm xúc, những trạng thái khác biệt sẽ giúp bạn hiểu rõ bản thân, phá bỏ những ảo tưởng bên ngoài, đồng thời nâng cao cảnh giới bên trong. Vì vậy, người càng trải đời thì càng đạt tới một cảnh giới tâm trí cao hơn, từ đó góp phần thay đổi số mệnh cuộc đời.
Đặc biệt với những người bước qua ngưỡng cửa trung niên, sau 50 tuổi, nếu đi qua đủ ba trạng thái cao nhất của đời người, họ ắt có được tầm nhìn khoáng đạt, một trí tuệ bao la và tâm thái hoan dung, độ lượng. Cuộc sống sẽ trở nên thuận lợi hơn rất nhiều lần.
Vậy theo đó, ba trạng thái cao nhất của đời người là gì? Một, hiểu rõ bản thân, nhận ra những hạn chế và bắt đầu thay đổi. Người hiểu thấu yếu điểm của mình là khôn ngoan, người không nhận ra bản thân vô tri mới là người ngu muội. Những người thực sự bản lĩnh sẽ không ngừng tự suy ngẫm về mình, qua đó có thể phát hiện ra những mặt hạn chế của bản thân, tìm cách thay đổi để hoàn thiện chính mình, rồi dần dần đạt tới một tầm cao mới.
Nhà thư pháp nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc là Vương Hi Chi đã có một trải nghiệm như vậy. Khi còn trẻ, ông là người rất có năng khiếu về thư pháp nhưng lại không thể tiến bộ thêm trong một thời gian dài. Một ngày nọ, ông vô tình nhìn thấy tác phẩm của Trương Chi, một nhà thư pháp thời Đông Hán Trung Quốc. Càng quan sát và suy ngẫm, Vương Hi Chi càng nhận ra từng nét chữ của Trương Chi đều lộ ra một bầu không khí trầm ổn, bình tĩnh. Nhìn lại bản thân, ông mới nhận ra khi tập luyện, bản thân ông luôn nóng lòng muốn thành công, nên tâm khí bồn chồn, không thể tập trung hoàn toàn. Từ đây, Vương Hi Chi đã thay đổi suy nghĩ. Ông từng bước cải thiện cảnh giới tâm linh của mình, dồn hết tinh thần vào từng nét chữ, chứ không còn vội vàng bất an như trước. Đó cũng là lúc khả năng thư pháp của ông bắt đầu có những bước đột phá mới, cuối cùng đạt thành tựu, ghi danh sử sách.
Hai, hiểu thế giới thuận theo tự nhiên chính là đạo lớn. Nếu một người không biết sự rộng lớn của thiên địa, của thế giới xung quanh thì rất dễ quá mức đề cao bản thân, đi lệch khỏi quỹ đạo của tự nhiên, cuối cùng chuốc lấy rắc rối.
Tăng Quốc Phiên là danh nhân nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc với cách đối nhân xử thế khôn ngoan, nhưng ông cũng từng có thời tự cao, tự đại, đấu đá lung tung vì cho rằng mình giỏi. Khi mới lần đầu làm quan, ông luôn nói chuyện không biết trước sau, do đó đắc tội với nhiều người, đến nỗi khi Tăng Quốc Phiên dẫn quân đi đánh giặc, thuộc hạ dưới trướng đều thà trung thành với người khác rồi lần lượt bỏ đi. Không có tướng tài phụ tá, ông liên tiếp bại trận, bị quở trách nặng nề. Sau này, tự suy ngẫm lại bản thân, ông nhận ra đạo lý: chuyện gì tới thì nên thuận theo, chuyện gì chưa tới thì không nên sa, chuyện đã qua thì không lưu luyến, chuyện của hiện tại thì không được bỏ qua.
Khi một lần nữa trở lại với quan trường, ông hành xử khiêm tốn, ít nói, cư xử đúng mực, biết trước biết sau. Nhờ vậy mà làm nên sự nghiệp lớn. Tập trung vào hiện tại, thuận theo tự nhiên, không vướng bận bởi phiền nhiễu, không lo lắng cho tương lai, không tiếc nuối quá khứ là cách sống tuyệt vời nhất. Mọi chuyện trong cuộc sống không thể đoán trước được. Chỉ khi chúng ta hiểu thấu đạo lý đó, giữ vững sự bình an nội tâm thì mới có thể thu hoạch thành tựu, không bị thế giới xung quanh ảnh hưởng. Ba hiểu nhân sinh, lý giải người khác, giữ chữ Thiện trong lòng.
Người khôn ngoan thường giỏi nhận ra ưu điểm của người khác, hiểu thấu cả những khuyết điểm của đối phương. Họ sẽ không bỏ qua công lao của mọi người, cũng không coi nhẹ sự đóng góp của bất cứ ai. Đối xử không phân biệt và luôn đối xử bình đẳng với người khác là điều mà ai cũng hiểu, nhưng không phải ai cũng làm được. Khi đã hiểu nhân sinh, biết cách lý giải người khác thì tâm trí sẽ trở nên khoan dung độ lượng. Mọi người sẽ đối mặt với mọi sự trên đời bằng một tâm thái bình tĩnh, khôn ngoan hơn rất nhiều.
Có một vị thiền sư sống trên núi một mình. Một buổi tối, khi đi thiền hành trở về, ông nhìn thấy một tên trộm đang lục lọi chỗ ở của mình nhưng không tìm được gì đáng giá. Vị thiền sư chỉ lặng lẽ đứng ngoài cửa mà không nói gì. Đến khi tên trộm chán nản quay ra, đang lúc hốt hoảng vì bị bắt gặp tại trận thì thiền sư đã nói: “Đường xá xa xôi vất vả như thế mà anh vẫn tới thăm tôi. Tôi không nỡ để anh tay không đi về. Trời đêm khuya lạnh lẽo, anh khoác tạm chiếc áo cho ấm.” Nói rồi, vị thiền sư cởi áo khoác ngoài trên người choàng cho tên trộm. Đối phương xấu hổ cúi đầu, sau đó chạy thẳng vào bóng đêm.
Vị thiền sư nhìn vậy, thương cảm mà nói rằng: “Thật đáng thương. Nếu có thể, tôi muốn tặng anh cả vầng trăng để chiếu sáng con đường xuống núi.” Vài hôm sau, khi thiền sư thức dậy và ra cửa thì nhìn thấy chiếc áo mà mình đã cho tên trộm được giặt sạch sẽ, xếp ngay ngắn trước cửa. Ông giật mình, sau đó vui vẻ nói: “Tốt quá! Vậy là anh đã có được cả vầng trăng sáng rồi.”
Cuộc sống là một tấm gương có khả năng phản chiếu. Bạn hiểu nhân sinh thì nhân sinh hiểu bạn. Bạn lý giải cho người khác thì người khác cũng sẽ khoan dung với chúng ta. Lần lượt đi qua ba giai đoạn: từ hiểu bản thân, hiểu thế giới tới hiểu lòng người khác, bạn đã bắt đầu thay đổi số phận của chính mình. Sau tuổi 50, nên nhớ điều này: tam quan quan trọng hơn ngũ quan.
Khi một người đến tuổi 50, tóc bạc dần, nếp nhăn trở nên dài và rõ, nhưng càng đi càng thêm tuổi, sẽ càng nhìn thấu cuộc đời. Sau 50 tuổi, tam quan của một người quan trọng hơn ngũ quan. Tam quan là được cấu thành từ ba yếu tố: gồm thế giới quan, nhân sinh quan và giá trị quan. Còn ngũ quan là chỉ năm bộ phận trên khuôn mặt người gồm mắt, mũi, miệng, tai và lông mày. Người tuổi 50 đề cao sự suy nghĩ, nhận thức hơn vẻ bề ngoài.
Đầu tiên là quan niệm về tuổi tác: nếu không nghĩ đến già thì sẽ không già. Tuổi tác không được định nghĩa bởi con số mà là một trạng thái của tâm trí. Thứ hai, quan niệm về danh lợi: học cách buông bỏ. Nửa đời đầu dốc lòng vì danh lợi, chỉ quan tâm đến vinh hoa phú quý. Về già, bạn sẽ nhận ra danh lợi như khói, phú quý như mây, sống tự do tự tại mới là chân lý ở đời. Thứ ba là nhân sinh quan: vật chất ít ỏi mà tấm lòng phong phú. Một người càng chạy theo những phụ phiếm bề ngoài, càng dễ mệt mỏi. Hãy làm phép trừ cho đời, làm phép cộng cho trái tim, đó là trạng thái tốt nhất của cuộc sống.
Phần 3:
Chỗ dựa lớn nhất khi ngoài 50 tuổi không phải con cái, cũng chẳng phải là bạn đời, mà nằm ở ba điều này. Biết càng sớm càng đỡ thất vọng.
Thưa quý vị và các bạn, câu hỏi đặt ra là: Khi ở bên kia sườn dốc cuộc đời, đâu sẽ là chỗ dựa của bạn? Câu trả lời là người tốt nhất để dựa vào là chính bản thân bạn. Bởi vì tục ngữ có câu: "Dựa núi, núi sẽ đổ; dựa người, người sẽ đi." Hạnh phúc vẫn phải dựa vào bản thân mới là bền vững nhất. Do đó, khi một người đến 50 tuổi, thì điều tốt nhất để dựa vào là chính mình. Vô luận là lúc nào, dựa vào cái gì cũng không tốt bằng dựa vào bản thân.
Bất cứ thời khắc nào, bạn cũng nên chuẩn bị tinh thần và có can đảm để sống độc lập. Nếu bạn đặt tất cả hy vọng vào cuộc sống của người khác, thì có thể bạn sẽ không gặp suôn sẻ như ý. Chỉ bằng cách dựa vào chính mình, làm cho mình tự tin hơn, khôn ngoan hơn, thông tuệ hơn, thì cuộc sống sẽ ổn định và không bị chi phối đảo lộn bởi ngoại cảnh. Như vậy, bạn mới có một cuộc sống an nhiên.
Tục ngữ có câu: "30 đứng vững, 40 không lẫn, 50 biết mệnh." Có người cho rằng thời gian trôi nhanh, chớp mắt đến 50 tuổi mới được hưởng phúc. Nhưng cũng có người lại cho rằng, bao giờ con cái khôn lớn tự lập, để khi về hưu mới thực sự được an hưởng cuộc sống. Ai cũng muốn dựa vào người khác, nhưng không muốn người khác dựa vào mình. Đây có thể là một cách tiếp cận ích kỷ về chuyện chống lưng.
Một thạc sĩ Hán học từng nói: "Điểm mấu chốt cuộc sống nằm ở chữ 'dựa'." Ở nhà, nương nhờ cha mẹ; ra ngoài, nương nhờ bạn bè; nương nhờ xã hội. Tóm lại, nương tựa cái gì cũng được, nhưng cốt lõi vẫn phải dựa vào chính bản thân mình. Nhiều người có suy nghĩ gặp được quý nhân rồi nương tựa thực hiện ước mơ của mình để cuộc sống vô ưu vô lo. Nhưng suy nghĩ rất hay, thực tế lại phũ phàng. Quý nhân đâu không thấy, nếu cứ trông chờ, bạn sẽ chuốc lấy thất vọng.
Trong cuộc sống, người khác trông cậy vào bạn, còn bạn thì giống như con bò khó khăn kéo xe, mò mẫm tiến về phía trước, không biết đâu là đích đến. Tất nhiên, gia đình cũng vậy. Vì trách nhiệm của cha mẹ là làm nhiệm vụ kéo xe. Đến khi về già, chúng ta dần hiểu ra một chân lý: Chỗ dựa lớn nhất của một người trong cuộc đời này không phải người ruột thịt, cũng không phải người đầu ấp tay gối, cũng đừng mong dựa dẫm vào con cái.
Có một ông lão đã 80 tuổi, vì là nông dân và chỉ có lương hưu vài trăm nhân dân tệ, nên ông sống trong túng thiếu. Ông lão có ba người con trai. Con trai cả làm ruộng ở trong thôn, con trai thứ hai làm việc ở thành phố, còn con trai út tuy giàu có nhưng sống ở thành phố hạng nhất, quanh năm xa nhà. Một ngày nọ, ông lão bị ốm phải đến thị trấn để khám bệnh. Dù cơ thể mệt mỏi, nhưng ông vẫn phải quốc bộ rất xa để tới viện. Thấy hoàn cảnh tội nghiệp của ông lão, bác sĩ liền hỏi: "Các con của ông đâu, sao ông lại đi một mình như vậy?" Ông lão chậm rãi lắc đầu trả lời: "Con trai lớn sợ vợ, không đi cùng tôi. Có đi cũng không trả tiền. Con trai thứ hai làm việc ở thành phố, không nghỉ việc được nên không đi cùng. Còn con trai thứ ba đã mấy năm không về nhà, trong lòng không còn có người cha là tôi."
Tuy ông lão có ba người con trai, nhưng đến lúc bệnh tật, cả ba người con đều không giúp đỡ được gì. Một năm sau, ông lão mất, còn ba người con của ông cãi nhau về vấn đề thừa hưởng mấy nghìn nhân dân tệ mà ông tích cóp cả đời. Người già trông cậy vào con chỉ là háo huyền. Tình trạng này diễn ra ở một số vùng nông thôn lạc hậu, nhiều người già đang sống một cuộc đời cô đơn, tẻ nhạt.
Còn người đầu ấp tay gối thì sao? Người ta thường nói: "Một ngày vợ chồng, nghìn năm ân nghĩa." Nhưng đôi khi tai họa ập đến cũng sẽ phát sinh tình huống có một không hai, và thậm chí còn hơn thế nữa. Khi họ đến tuổi 50, một người đàn ông nọ tên C. Trung Quốc, mọi người xung quanh đều nhận xét anh ấy là một người đàn ông tốt. Anh không hút thuốc hay uống rượu. Để nuôi sống gia đình, dù cơ thể không cường tráng, nhưng hằng ngày anh vẫn đến nhà máy sản xuất gạch làm cửu vạn. Hãy làm phép trừ cho đời, làm phép cộng cho trái tim. Đó là trạng thái tốt nhất của cuộc sống. Phần ba, chỗ dựa lớn nhất khi ngoài 50 tuổi không phải con cái, cũng chẳng phải là bạn đời, mà nằm ở ba điều này. Biết càng sớm càng đỡ thất vọng. Thưa quý vị và các bạn, câu hỏi đặt ra là: Khi ở bên kia sườn dốc cuộc đời, đâu sẽ là chỗ dựa của bạn? Câu trả lời là: Người tốt nhất để dựa vào là chính bản thân bạn. Bởi vì tục ngữ có câu: Dựa núi, núi sẽ đổ, dựa người, người sẽ đi. Hạnh phúc vẫn phải dựa vào bản thân mới là bền vững nhất. Do đó, khi một người đến 50 tuổi, thì điều tốt nhất để dựa vào là chính mình. Vô luận là lúc nào, dựa vào cái gì cũng không tốt bằng dựa vào bản thân. Bất cứ thời khắc nào, bạn cũng nên chuẩn bị tinh thần và có can đảm để sống độc lập. Nếu bạn đặt tất cả hy vọng vào cuộc sống của người khác, thì có thể bạn sẽ không gặp suôn sẻ như ý. Chỉ bằng cách dựa vào chính mình, làm cho mình tự tin hơn, khôn ngoan hơn, thông tuệ hơn, thì cuộc sống sẽ ổn định và không bị chi phối, đảo lộn bởi ngoại cảnh. Như vậy, bạn mới có một cuộc sống an nhiên. Tục ngữ có câu: 30 đứng vững, 40 không lẫn, 50 biết mệnh.
Có người cho rằng, thời gian trôi nhanh, chớp mắt đến 50 tuổi mới được hưởng phúc. Nhưng cũng có người lại cho rằng, bao giờ con cái khôn lớn tự lập, để khi về hưu mới thực sự được an hưởng cuộc sống. Ai cũng muốn dựa vào người khác, nhưng không muốn người khác dựa vào mình. Đây có thể là một cách tiếp cận ích kỷ về chuyện chống lưng. Một thạc sĩ Hán học từng nói: Điểm mấu chốt cuộc sống nằm ở chữ "dựa". Ở nhà, nương nhờ cha mẹ, ra ngoài nương nhờ bạn bè, nương nhờ xã hội. Tóm lại, nương tựa cái gì cũng được, nhưng cốt lõi vẫn phải dựa vào chính bản thân mình.
Nhiều người có suy nghĩ: gặp được quý nhân rồi nương tựa thực hiện ước mơ của mình để cuộc sống vô ưu vô lo. Nhưng suy nghĩ rất hay, thực tế lại phũ phàng. Quý nhân đâu không thấy, nếu cứ trông chờ, bạn sẽ chuốc lấy thất vọng. Trong cuộc sống, người khác trông cậy vào bạn, còn bạn thì giống như con bò khó khăn kéo xe, mò mẫm tiến về phía trước, không biết đâu là đích đến. Tất nhiên, gia đình cũng vậy. Vì trách nhiệm của cha mẹ là làm nhiệm vụ kéo xe. Đến khi về già, chúng ta dần hiểu ra một chân lý: chỗ dựa lớn nhất của một người trong cuộc đời này không phải người ruột thịt, cũng không phải người đầu ấp tay gối, cũng đừng mong dựa dẫm vào con cái.
Có một ông lão đã 80 tuổi, vì là nông dân và chỉ có lương hưu vài trăm nhân dân tệ, nên ông sống trong túng thiếu. Ông lão có ba người con trai. Con trai cả làm ruộng ở trong thôn, con trai thứ hai làm việc ở thành phố, còn con trai út tuy giàu có nhưng sống ở thành phố hạng nhất, quanh năm xa nhà. Một ngày nọ, ông lão bị ốm phải đến thị trấn để khám bệnh. Dù cơ thể mệt mỏi, nhưng ông vẫn phải quốc bộ rất xa để tới viện. Thấy hoàn cảnh tội nghiệp của ông lão, bác sĩ liền hỏi: "Các con của ông đâu, sao ông lại đi một mình như vậy?" Ông lão chậm rãi lắc đầu, trả lời: "Con trai lớn sợ vợ, không đi cùng tôi. Có đi cũng không trả tiền. Con trai thứ hai làm việc ở thành phố, không nghỉ việc được nên không đi cùng. Còn con trai thứ ba đã mấy năm không về nhà, trong lòng không còn có người cha là tôi." Tuy ông lão có ba người con trai, nhưng đến lúc bệnh tật, cả ba người con đều không giúp đỡ được gì. Một năm sau, ông lão mất, còn ba người con của ông cãi nhau về vấn đề thừa hưởng mấy nghìn nhân dân tệ mà ông tích cóp cả đời. Người già trông cậy vào con chỉ là háo huyền.
Tình trạng này diễn ra ở một số vùng nông thôn lạc hậu. Nhiều người già đang sống một cuộc đời cô đơn, tẻ nhạt. Còn người đầu ấp tay gối thì sao? Người ta thường nói: "Một ngày vợ chồng, nghìn năm ân nghĩa." Nhưng đôi khi tai họa ập đến, cũng sẽ phát sinh tình huống có một không hai, và thậm chí còn hơn thế nữa. Khi họ đến tuổi 50, một người đàn ông nọ tên C ở Trung Quốc, mọi người xung quanh đều nhận xét anh ấy là một người đàn ông tốt. X không hút thuốc hay uống rượu. Để nuôi sống gia đình, dù cơ thể không cường tráng, nhưng hàng ngày anh vẫn đến nhà máy sản xuất gạch làm cửu vạn. Công việc ở nhà máy gạch không phải ai cũng làm được, rất vất vả. Khi kết thúc một ca làm việc, anh kiệt sức, nằm trên mặt đất chỉ thở hổn hển.
X có thể kiếm được hơn 300 nhân dân tệ (khoảng 1 triệu đồng) mỗi ngày, nhưng sau một năm, sức khỏe của anh suy giảm rõ rệt. Sau khi đến bệnh viện khám, C phát hiện mình bị viêm thận. Vợ của anh lúc đầu cố gắng vay mượn khắp nơi để chạy chữa, nhưng sau tình hình không khả quan, nên đành buông xuôi, để mặc X chiến đấu với bệnh tật. Thời gian sau, X còn mắc thêm bệnh tiểu đường. Thực tế, những người có thể cùng nhau già đi và nghĩ về nhau thật sự không nhiều. Nhưng nếu có được người bạn đời tốt, thì đó cũng là phúc phận từ kiếp trước. Bạn cần trân trọng.
Sau đây là ba điều quan trọng mang lại cảm giác an toàn cho người ngoài tuổi 50:
Điều kiện vật chất - kinh tế. Người xưa có câu: "Mọi người sinh ra tay trắng, thì ra đi cũng trắng tay." Khi nhắm mắt xuôi tay, chúng ta đều không thể mang theo thứ gì. Nói là thế, nhưng nếu bạn thực sự đi không một xu dính túi, thì người khác sẽ nói gì về bạn? Họ sẽ chê cười ngay lập tức. Vì vậy, ở đời không bao giờ được thiếu tiền, lúc sống cũng vậy, lúc chết cũng vậy. Một người đàn ông nọ là doanh nhân, ông ấy 65 tuổi và có tài sản hàng chục triệu đô la. Ông ấy có hai con trai. Vào năm ngoái, ông bị cao huyết áp, phải vào bệnh viện điều trị. Trong phòng bệnh, con trai cùng con dâu ông đều có mặt đầy đủ, tỏ ra rất hiếu thuận. Nàng dâu này bưng nước, nàng dâu kia xúc cơm, còn chăm sóc ông hơn cả cha mẹ ruột. Người thân cùng bạn bè ông không ngừng ngợi khen: "Ông thật có phúc, hai cô con dâu ngoan này ngoan ngoãn, lễ phép, hết lòng chăm sóc cho bố chồng." Nghe vậy, ông chỉ mỉm cười, không nói nhiều. Ông hiểu rằng, tiền bạc giống như đòn bẩy: có nhiều thì tình cảm ít. Chưa chắc các con đã thật lòng. Tuy nhiên, vì bản thân có tiền, nên con cái và mọi người xung quanh sẽ đối đãi ân cần, tử tế hơn.
Lòng biết ơn từ trái tim. Trong cuộc sống, chúng ta nên biết ơn khi được người khác giúp đỡ. Lòng biết ơn là một trong những giá trị phổ quát của đạo đức nhân loại. Cách đây hơn 2000 năm, Maro, một trong những triết gia và nhà hùng biện danh tiếng thời La Mã cổ đại, từng khẳng định: "Lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất, mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác của con người." Khi hưởng thụ quyền lợi nơi này, nhưng lại ủng hộ vun vén cho nơi khác, là những kẻ "ăn cây táo, rào cây sung." Khi đạt được mục đích cá nhân, nhưng vội quên ngay người khác giúp đỡ mình, là những kẻ "được chim bẻ ná, được cá quên nơm." Đáng khinh nhất là những kẻ vô ơn bạc nghĩa. Khi thể hiện thói ích kỷ cá nhân đến mức "qua cầu rút ván," một trái tim biết đồng cảm sẻ chia giúp chúng ta có được các mối quan hệ bền vững lâu dài. Cảm thấy thế nào cứ dằn vặt bản thân chỉ ngăn bạn tiến lên trong cuộc sống. Hãy nhẹ nhàng học cách tha thứ và chỉ giữ lại bên mình những bài học rút ra được từ sai lầm.
Phần 4: Sau tuổi, ngưng làm sáu điều này mới mong có được cuộc sống an nhàn, thảnh thơi. Nếu không, tiết kiệm bao nhiêu cũng chưa đủ.
Thưa quý vị và các bạn, nhà văn Mỹ Ernest Miller Hemingway từng nói: "Chúng ta phải làm quen với thực tế là không có đèn giao thông ở ngã tư cuộc đời. Khi nào nên dừng lại và khi nào nên đi tiếp là hoàn toàn tùy thuộc vào chúng ta." Nếu muốn cuộc sống ở tuổi xế chiều an nhàn hơn, hãy cố gắng dừng lại trước sáu điều sau đây:
Ngừng cố gắng làm hài lòng người khác: Những người quan tâm đến bạn không cần bạn phải làm hài lòng họ, còn những người không quan tâm đến bạn thì dù bạn có cố gắng làm hài lòng họ cũng vô ích. Đừng nghĩ đến việc làm hài lòng bất cứ ai, hãy thu lại hy vọng đặt vào người khác và đặt nó vào bản thân mình. Điều này sẽ giúp bạn sống hạnh phúc cho đến cuối đời. Không cần lấy lòng ai cả, hãy sống thật tốt cuộc sống của chính mình. Luôn nhớ rằng người thực sự thích bạn không cần bạn phải lấy lòng.
Ngừng than vãn: Khi cuộc sống không như ý, điều đầu tiên và dễ dàng nhất chúng ta thường làm là phàn nàn. Nhưng phàn nàn cũng là điều vô ích nhất. Nó không thể giúp giải quyết vấn đề mà còn khiến vấn đề ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Không ai thích một người suốt ngày phàn nàn và tràn đầy năng lượng tiêu cực. Do đó, thay vì than vãn không ngừng, hãy dành năng lượng để tập trung tìm giải pháp cho vấn đề. Cố gắng biến những cảm xúc tiêu cực thành động lực tích cực là cách tốt nhất để làm chủ cuộc sống.
Ngừng so sánh mù quáng: Bạn có từng nghe về quy luật con cua? Quy luật cho biết rằng nếu bạn đặt một con cua trong một cái giỏ tre, nó chắc chắn sẽ bò ra ngoài. Nếu bạn đặt nhiều con cua trong một cái giỏ tre, không con nào có thể bò ra ngoài dù không bị bó buộc, bởi vì mỗi khi một con cua leo lên, những con cua khác sẽ kéo nó xuống, và cứ thế cho đến khi tất cả cùng chết. Trưởng thành thực sự là nuôi dưỡng bản thân tốt hơn từ bên trong, chứ không phải quan tâm quá mức đến những thứ bên ngoài, đặc biệt là cuộc sống của người khác. Mỗi người có một hoàn cảnh sống khác nhau, không ai giống ai. So sánh cuộc sống của mình với người khác theo hướng tiêu cực sẽ chỉ làm mất thời gian và năng lượng của chính chúng ta.
Ngừng đòi hỏi: Sau 50 tuổi, nếu khả năng của bạn có hạn và việc thay đổi bản thân là không dễ dàng, đừng đặt ra những mục tiêu quá viển vông. Đừng lúc nào cũng muốn cái này, cái kia để rồi bị chi phối bởi lòng tham của bản thân. Điều đó chỉ khiến bạn ngày càng bốc đồng hơn mà thôi. Biết bằng lòng, trân trọng phước báu, trân trọng từng bước đi trước mắt chúng ta một cách bình dị là điều quan trọng nhất phải làm. Đừng quá tham lam, lòng tham sẽ khiến con người bất mãn với thực tại, không chỉ khiến bản thân không hạnh phúc mà còn làm gia đình và người thân xung quanh mệt mỏi theo.
Ngừng thể diện: Chuyện xưa kể rằng, một thư sinh có gia cảnh rất nghèo nhưng luôn bị ám ảnh bởi việc giữ thể diện và giả vờ giàu có. Một ngày nọ, một tên trộm tưởng anh ta giàu có thật nên đã mò tới nhà. Đến nơi, tên này mới phát hiện căn nhà trống không, cũng chẳng có thứ gì đáng giá. Hắn thốt lên: "Chao ôi, đúng là một tên nghèo rách mùng tơi!" Thư sinh nghe vậy vội vàng lấy mấy đồng xu ở đầu giường đuổi theo tên trộm: "Do mày đến không đúng lúc, hãy cầm số tiền này đi, nhưng đừng cho ai biết, hãy để cho ta chút thể diện." Nhà triết học nổi tiếng Schopenhauer cho rằng, điểm yếu đặc biệt nhất của bản chất con người là quan tâm quá nhiều đến những gì người khác nghĩ về mình. Một người chân chính trưởng thành không phải bởi tuổi tác, mà là khi họ biết buông bỏ sĩ diện xuống.
Ngừng phung phí sức khỏe: Sau 50 tuổi, giữ gìn sức khỏe tốt không chỉ tốt cho bản thân mà còn thể hiện trách nhiệm với gia đình. Cũng giống như đất trồng lương thực, chỉ dựa vào đôi bàn tay thì không đủ, còn phải dẫn nước sạch tưới tiêu.
"Dùng phân bón màu mỡ để tăng chất dinh dưỡng. Cứ vùi đầu làm lụng, nhưng cây hút hết nước, cạn kiệt chất dinh dưỡng sẽ trở nên cằn cỗi, năng suất thấp, mất nhiều hơn được. Cơ thể là đất để phát triển, còn sức khỏe là chất dinh dưỡng tốt nhất. Ngủ sớm, dậy sớm, vận động điều độ, ăn đủ ba bữa một ngày với định lượng phù hợp. Duy trì thói quen sinh hoạt tốt và lối sống lành mạnh quan trọng hơn bất cứ điều gì khác. Hãy nhớ rằng, chỉ khi học được cách tiết kiệm năng lượng, bạn mới có thể sống một cuộc đời an yên đáng sống.
Phần 5:
Người ngoài 50 tuổi dễ mắc kẹt trong ba cạm bẫy này khiến nửa đời sau khổ sở, tránh được mới yên tâm hưởng phúc. Quý vị thân mến, dù ở độ tuổi nào, chúng ta cũng sẽ đối mặt với các cạm bẫy khác nhau. Những người ngoài 50 tuổi thường mắc ba sai lầm cơ bản, khiến họ đối mặt với khó khăn trong cuộc sống. Khi bước vào độ tuổi ngoài 50, ai cũng đều mong muốn có một cuộc sống an nhàn, đầm ấm. Lúc này, nhiều người mong muốn có một sức khỏe ổn định, một đời sống hạnh phúc hơn là ước mơ nắm trong tay nhiều tiền. Muốn sống nửa đời sau an yên, mỗi người cần tránh xa những sai lầm dưới đây.
Một, bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ bên ngoài. Ở ngưỡng tuổi ngoài 50 trở đi, hầu hết mọi người đều có nhiều thời gian rảnh hơn, làm việc ít đi. Chính vì vậy, họ có thể tập trung thực hiện những điều mình mong muốn hồi còn trẻ nhưng chưa có thời gian, như đi du lịch, tham gia các hội nhóm. Tuy nhiên, những người có tuổi chỉ nên giữ mối quan hệ bình thường với những người mới quen. Chúng ta không nên đặt niềm tin vào họ và chia sẻ với họ quá nhiều điều riêng tư trong cuộc sống của mình. Chúng ta chỉ nên tin tưởng vào bạn bè lâu năm, người thân trong gia đình để tránh bị lợi dụng và hãm hại. Những mối quan hệ mơ hồ không mang lại cho bạn giá trị lớn, thậm chí còn khiến bạn rơi vào tình huống khó khăn. Bởi vậy, hãy thật tỉnh táo để biết đâu mới là những người mình nên trân trọng.
Hai, những sở thích không có lợi. Sức khỏe là yếu tố quan trọng nhất đối với những người ngoài 50 tuổi. Lúc này, nhiều người gặp tình trạng sức khỏe yếu, thậm chí còn đối mặt với vô vàn bệnh tật. Vì vậy, ai cũng mong muốn giữ gìn một cơ thể ổn định, dẻo dai và khỏe mạnh. Ở tuổi này, chúng ta có thể thực hiện những điều mình muốn làm, thế nhưng, chúng ta tuyệt đối không được bước chân vào những sở thích không có lợi. Ví dụ, nhiều người có thói quen sử dụng các loại chất kích thích như rượu bia, thuốc lá hàng ngày khiến sức khỏe suy giảm. Có người lại coi bài bạc, cá cược là niềm vui tuổi già và không kiểm soát được bản thân. Những sở thích này không những khiến sức khỏe của họ xuống dốc, mà còn có thể dẫn đến tán gia bại sản, cuộc sống khó khăn hơn. Những người khôn ngoan sẽ nói không với những sở thích có hại trên. Họ sẽ dành thời gian để sống khoa học, lành mạnh và duy trì tình trạng sức khỏe cũng như tinh thần tốt nhất.
Ba, những rắc rối về tài chính. Nếu một người muốn tuổi già an yên, họ cần có sức khỏe cũng như sự độc lập về tài chính. Mỗi người nên chuẩn bị một chút tài sản, tiền bạc để phòng khi ốm đau hoặc có công việc cần xử lý. Chỉ khi chúng ta tự chủ về tài chính, ta mới không cần làm phiền ai và sống trong sự thoải mái. Vì vậy, nếu ai đó vướng phải những rắc rối tài chính, thì cuộc sống của họ sẽ rất khổ sở. Trong trường hợp người quen muốn vay tiền, bạn cũng cần suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định. Hơn nữa, bạn cũng cần thống nhất kỹ với người vay tiền về thời gian trả số tiền vay trước khi đồng ý. Tốt nhất, bạn không nên để người khác biết quá rõ về vấn đề tài chính của mình để tránh gặp rắc rối. Khi chạm tới vấn đề tài chính, rất nhiều người tự rước họa vào thân. Nhiều người cũng đánh mất những mối quan hệ tốt đẹp chỉ vì tiền bạc không rõ ràng. Bởi vậy, người thông minh và khôn ngoan cần lường trước điều này, tránh để tuổi già trông chênh và khổ sở.
Phần 6:
Về già, ba điều này càng lười nói thì càng tránh khổ đau, là đường lui cho chính mình. Thưa quý vị, ở đời này, một người giỏi giao tiếp là người có trí tuệ cảm xúc cao, nhưng người giỏi im lặng mới là người khôn ngoan nhất. "Là khi về già. Khi một người đi qua tuổi trung niên, cơ thể dần dần lão hóa, sự nghiệp cũng bắt đầu đi xuống. Điều đó có nghĩa là chúng ta đang bước vào đoạn dốc cuối của cuộc đời. Thời điểm này, khả năng giải quyết vấn đề không còn tốt như trước; nhiều thứ đã nằm ngoài tầm với. Vì thế, mọi người nên bắt đầu học cách sống khiêm nhường và cẩn trọng, tránh xa những rắc rối không đáng có. Đặc biệt, người xưa có câu: "Họa từ miệng ra, bệnh từ miệng vào." Nếu muốn cuộc sống thuận lợi hơn, tốt nhất phải dặn lòng lười nói ba điều sau đây:
1. Lười nói về tình hình tài chính của bản thân. Khi bạn già đi và hao hụt năng lực tài chính, người mà bạn thường xuyên phải đối mặt nhất chính là con cái của mình. Công bằng mà nói, không phải ai cũng có thể tự tin sống nửa quãng đời còn lại chỉ dựa vào lương hưu và tiền tích lũy của bản thân. Cũng không phải ai cũng có thể nhẹ nhõm đặt hết gánh nặng tài chính lên vai con cái để được phụng dưỡng đến cuối đời. Nhưng dù ở trong trường hợp nào, tình hình tài chính cá nhân cũng là điều không nên tiết lộ, kể cả với các con. Điều đó có thể khiến phát sinh những vấn đề mâu thuẫn trong gia đình. Nếu mâu thuẫn bị đẩy lên cao, người thân tranh chấp rất có thể chúng ta sẽ đối mặt với nỗi đau tuổi già là không có ai bên cạnh quan tâm, chăm sóc thật lòng.
2. Lười nói về những scandal thời trẻ. Người lớn tuổi sợ nhất điều gì? Một là về già không còn ai để nương tựa, hai là về già danh tiếng sẽ bị hủy hoại. Đối với một số người cao tuổi, nỗi đau buồn khi về già không có ai chăm sóc còn ít hơn nhiều so với sự bất lực khi bị chế giễu, biến thành tâm điểm bàn tán của người khác. Thực sự rất khó chịu. Chính vì thế, nên hạn chế tiết lộ những trải nghiệm tồi tệ của thời trẻ. Bạn cho rằng mình đang truyền thụ kinh nghiệm cho thế hệ con cháu, nhưng thực tế, đây cũng là tiết lộ yếu điểm của bản thân. Khi câu chuyện được lan truyền công khai và rộng rãi trước mặt đông đảo mọi người, bạn sẽ không thể lường hết được hậu quả mà nó để lại. Rất có thể bạn còn đánh mất sự kính trọng của mọi người. Mong ước lớn nhất của người già là được sống một cuộc sống bình thường. Đừng để những câu chuyện cũ gây ra sóng gió trong cuộc sống tương lai.
3. Lười phàn nàn với người ngoài. Con người không thể sống thuận buồm xuôi gió trong mọi việc, nhưng phàn nàn có ích gì? Những khó khăn ập đến sẽ chỉ tăng lên chứ không giảm đi. Những hoàn cảnh cuộc sống mà bạn phải đối mặt sẽ vẫn như cũ. Ngược lại, thái độ sống của bạn sẽ ngày càng tiêu cực khi bạn không ngừng sống trong những lời phàn nàn. Nếu chỉ để tâm tới những điều không như ý, bạn sẽ chẳng còn thời gian để tận hưởng cuộc sống hiện tại. Đặc biệt, tâm trạng chán nản, uất ức cũng khiến sức khỏe bị ảnh hưởng rất lớn. Có thể thấy, phàn nàn là sát thủ lớn nhất ảnh hưởng đến hạnh phúc sau này. Nếu từ bây giờ bạn học cách đối mặt với khó khăn của cuộc sống một cách bình tâm, dù đã đi đến giai đoạn cuối của cuộc đời, bạn vẫn có thể tận hưởng niềm vui đích thực của những năm tháng bình yên và dành thời gian nuôi dưỡng tâm hồn của chính mình. Như vậy, về bạn già đi, khi bạn không còn nói về ba điều trên, cuộc đời sẽ dần trở nên đơn giản và nhẹ nhàng hơn. Im lặng khi còn trẻ là để giảm bớt rắc rối; im lặng khi về già là để tích phúc cho chính mình. Nếu bạn làm được ba điều này, phước lành sẽ đến một cách tự nhiên và cuộc sống của bạn trong những năm sau này sẽ ngày càng thuận lợi, tránh được những rắc rối đau đầu.
Phần 7:
Muốn thanh thơi an nhàn lúc tuổi già, cần chuẩn bị bốn đường lui khi còn trung niên. Quý vị thân mến, nếu muốn tuổi già được sống thanh thơi, khi đến tuổi trung niên, dù nghèo hay giàu, cũng cần chuẩn bị bốn đường lui cho bản thân. Khi bước vào tuổi trung niên, chúng ta đã cách tuổi lão niên không xa. Lúc này, con người đều phải đối mặt với vấn đề dưỡng già rất hiện thực. Khổng Tử từng nói: "Tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi chi Thiên Mệnh, lục thập nhi thuận nhĩ," nghĩa là 40 tuổi không còn điều nghi hoặc, 50 tuổi biết Thiên Mệnh, 60 tuổi nghe điều gì cũng thấy thuận tai. Để hình dung về những người trung niên và người cao tuổi.
"Khi bước vào tuổi trung niên, chúng ta đã cách tuổi lão niên không xa. Lúc này, con người đều phải đối mặt với vấn đề dưỡng già rất hiện thực. Chuẩn bị trước bốn đường lui sau đây sẽ giúp cuộc sống khi về già hạnh phúc hơn:
Một, chỉ kết giao với những người bạn hữu ích. Khi đến tuổi trung niên, trải qua bao thăng trầm của xã hội, con người cũng trở nên sáng suốt hơn, có khả năng phân biệt được bạn tốt và bạn xấu, nhìn thấu được bản chất con người và hiện thực. Kết giao với nhiều bạn bè chi bằng giữ khoảng cách với những người bạn xấu. Những người bạn chân thành mới có thể cùng nhau đối mặt với những thăng trầm của cuộc sống. Một số người sẽ xuất hiện xung quanh chúng ta chỉ để đạt lợi ích mà họ mong muốn. Khi đối mặt với những người như vậy, nên hạn chế tiếp xúc, tránh để họ can thiệp vào cuộc sống của mình và mang đến tai họa trong tương lai. Chỉ khi phân biệt được lòng người thiện ác, chúng ta mới có thể có được một cuộc sống hạnh phúc hơn.
Hai, học cách sống bình lặng. Có câu: "Làm người không bình lặng, mọi thứ sẽ tiêu tan; làm người nếu tính lặng, vạn sự ắt sẽ thành." Khi còn trẻ, con người đều tràn đầy nhiệt huyết và mong muốn đạt được những điều lớn lao. Cuộc sống hiện tại tất bật, bận rộn thường khiến chúng ta mất đi sự kiên nhẫn, mà sống vội, sống gấp không thể tĩnh tâm tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống. Có câu: "Tĩnh để tu thân, kiệm để dưỡng đức," nghĩa là sống tĩnh lặng để tu thân, cần kiệm để dưỡng đức. Khi bước vào tuổi trung niên, con người nên học cách sống tĩnh tại, bởi tĩnh tại không chỉ giúp trau dồi nhân cách, đạo đức mà trí tuệ cũng được sinh ra từ đó. Những lúc rảnh rỗi, chúng ta cũng có thể thử pha một ấm trà ngon, đọc một cuốn sách hay, nghe những bản nhạc yêu thích, hoặc cảm nhận sự tĩnh lặng và hương sắc của cuộc sống để điều chỉnh tâm thái của bản thân. Bằng cách này, chúng ta sẽ có được tâm thái an nhiên; nhờ vậy, cuộc sống cũng trở nên khoáng đạt hơn.
Ba, học cách tiết kiệm tiền dưỡng già. So với việc kiếm tiền, biết cách tiết kiệm tiền có thể giúp một người có cuộc sống ổn định hơn. Người có tầm nhìn càng rộng thì càng biết lo xa. Họ không chỉ nghĩ về cuộc sống hiện tại mà còn cả phần đời về sau. Trước tình trạng kinh tế suy thoái và áp lực cuộc sống cao như hiện nay, cuộc khủng hoảng lương hưu rất nghiêm trọng, khó có thể trông chờ con cái phụng dưỡng lúc tuổi già như ngày xưa. Vì vậy, dẫu thế nào cũng phải tiết kiệm một khoản tiền phòng thân và lên kế hoạch cho cuộc sống sau này để không phải nhìn sắc mặt của con cái lúc về già, mà sống bình an, giữ gìn sức khỏe. Tục ngữ có câu: "Bệnh lâu năm không có con hiếu thảo, nhà nghèo khó không có được vợ hiền." Đối với những người lớn tuổi, chỉ cần ốm đau là có thể cảm nhận rõ ràng những ấm lạnh trong lòng người. Khi đến tuổi trung niên, công việc của con người thường đã ổn định. Dù ở chức vụ nào, cũng phải học cách hài lòng, tránh lao tâm lao lực vì những buổi ăn uống, tiệc tùng xã giao. Bởi một người, dù giàu có đến đâu mà không có sức khỏe, bệnh tật đầy mình thì mọi chuyện cũng đều chỉ là lời nói. Một người có tầm nhìn ra cần chuẩn bị áo mưa khi trời đang nắng và lo liệu dần cho cuộc sống tương lai. Bằng cách này, dù bất kể điều gì xảy ra trong cuộc sống tương lai, chúng ta cũng đều có thể dễ dàng chủ động đương đầu với nó, chừa lại cho bản thân những đường lui tốt nhất thì cả đời mới được an yên.
Phần tám, đến ngưỡng U50, bất kể giàu hay nghèo, nhất định phải nắm chắc hai thứ này trong tay thì cuộc sống mới tốt đẹp. Quý vị thân mến, khi đến tuổi trung niên, cảnh tượng nào sẽ mở ra trước mắt chúng ta? Những tháng ngày du lịch, tận hưởng một cuộc sống êm đềm và thư thả, hay vẫn tiếp tục vật lộn với cơm áo gạo tiền? Tuổi trung niên là giai đoạn đầy khủng hoảng và thử thách, đồng thời cũng là thời điểm tốt nhất để chuyển mình. Đứng trước muôn vàn thử thách trong cuộc sống, nhiều người vẫn không dám dừng lại một giây nào bởi họ biết một chân lý rằng: Nếu không tiến thì sẽ lùi. Họ vẫn tiếp tục bận rộn, đương đầu với đủ loại áp lực từ gia đình và công việc.
"Trên thực tế, tuổi trung niên chỉ là một phần trong hành trình dài của cuộc đời. Dù gặp phải hoàn cảnh nào, chúng ta cũng có cơ hội để biến nó trở nên khác đi. Khi nắm chắc trong tay hai thứ này, bạn mới có thể an tâm tận hưởng cuộc sống U50 của mình trọn vẹn hơn.
Thứ nhất, như đã nói ở phần trên, hãy nắm chắc một khoản tiền tiết kiệm. Duy trì năng lực độc lập về tài chính thực tế là một cách thể hiện thái độ trân trọng với tiền bạc mà mình đã dày công để thu về. Thông qua tăng thu nhập và giảm chi tiêu, tiết kiệm tiền sẽ giúp bạn kìm hãm mong muốn dư thừa, hướng tới chất lượng cuộc sống cao hơn với những nhu cầu thực sự xứng đáng. Tiêu dùng hợp lý về bản chất cũng là một cách tiết kiệm tiền. Trong xã hội vật chất ngày nay, chúng ta thường bị mua quá tay. Những đợt giảm giá, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, hay phương thức thanh toán quá dễ dàng cũng khiến việc mua sắm trở nên nhanh gọn hơn. Do đó, không ít người đến khi nhận hàng mới bắt đầu hối hận, không biết mình mua về để làm gì. Không ít người từng gặp trường hợp đi siêu thị mua một chai dầu ăn, nhưng cuối cùng tay sách nách mang vô số thực phẩm, đồ gia dụng, vật dụng hàng ngày chưa thực sự cần dùng tới. Tiêu dùng hợp lý cho phép chúng ta hạn chế theo đuổi vật chất quá mức, đồng thời tiết kiệm năng lượng và thời gian để làm những việc quan trọng hơn. Đây là nguyên tắc quan trọng mà những người bắt đầu bước vào giai đoạn U50 cần thực hiện càng sớm càng tốt. Tiền không phải là tất cả, nhưng thiếu tiền thì không làm được gì. Khi chúng ta đang ở giữa ngưỡng cửa của tuổi trẻ và tuổi già, cuộc sống không có tiền trong tay thì không ngày nào thoát khỏi lo lắng, muộn phiền. Vì vậy, muốn có cuộc sống trung niên bình lặng, thì một trong những việc nhất định phải làm là sở hữu một khoản tiết kiệm cho riêng mình.
Thứ hai, nắm chắc khoảng thời gian cô đơn. Nghe có vẻ lạ, nhưng nhà triết học người Đức A. Schopenhauer đã từng nói rằng một người chỉ có thể là chính mình khi cô đơn. Ngay từ khi sinh ra, chúng ta có nhiều danh phận, nhiều quyền lợi, đồng nghĩa với nhiều trách nhiệm và nghĩa vụ phải đảm nhận hơn. Do đó, cuộc sống luôn bận rộn xoay quanh mọi người. Khi còn nhỏ tuổi, đa số chúng ta phải tập trung học hành, kết nối mối quan hệ với bạn bè đồng trang lứa. Khi trưởng thành hơn, chúng ta bắt đầu quan tâm tới tương lai, tới xã hội, làm cha, làm mẹ, chúng ta chăm sóc cho con cái mình từng giây từng phút. Làm đồng nghiệp, làm cấp trên tại công ty, chúng ta cũng nặng gánh công việc, đối mặt với những rắc rối từ khách hàng. Cuộc sống của một người trưởng thành được đặt trong khuôn khổ quy tắc ứng xử. Có rất ít thời gian để được làm chính mình, để tự do phóng túng. Con người quen với nhịp sống hối hả, bỏ quên bản tính trong một thời gian dài, khiến nhiều người bất chợt trở nên hụt hẫng và lạc lõng khi bước vào tuổi trung niên. Họ không chịu nổi cảm giác cô đơn một mình khi rảnh rỗi, cũng bớt rất nhiều, không yên. Thế nhưng, dù muộn còn hơn không làm. Thay vì cố tìm lại nhịp sống trước kia, người đã đến ngưỡng U50 nên học cách nắm bắt khoảng thời gian cô đơn một mình này. Ở một mình không phải là cô đơn, không phải là từ chối giao tiếp, không phải là một mình một đường, mà thực chất đó là dành cho bản thân một khoảng thời gian cố định, yên tĩnh để ngẫm nghĩ về quá khứ và lên kế hoạch cho tương lai. Ở một mình thực ra là để chăm chút cho bản thân, thanh lọc tâm trí và nhìn rõ cảm xúc của chính mình. Mọi người hoàn toàn có thể nuôi dưỡng sở thích cá nhân trong khoảng thời gian này, như chơi cờ, đọc sách, trồng hoa, dưỡng cỏ. Nhất định phải học cách nắm bắt thời gian cô đơn, một người mới có thể tìm thấy và chấp nhận bản thân, từ đó trở nên bình tĩnh hơn.
Quý vị thân mến, khi đến ngưỡng tuổi trung niên, cách tốt nhất để sống là có năng lực độc lập về tài chính và độc lập cả về tinh thần. Tiết kiệm tiền là để cho cuộc sống của chúng ta an toàn, không hoảng sợ, không mất lòng chung nghĩa, không mất nguyên tắc. Chúng ta có thể tự chăm lo cho cuộc sống của bản thân, chứ không phải phụ thuộc hết vào người khác. Học cách ở một mình để bồi bổ tinh thần, tận hưởng cuộc sống bình yên và tĩnh lặng, chăm chút cho chính bản thân. Đây là cơ hội mà chúng ta rất hiếm khi có được khi còn tuổi trẻ; do đó, cần đặc biệt trân trọng. Khi đã nắm chặt cả hai điều này trong tay, một người hoàn toàn có thể thu hoạch tương lai hạnh phúc, sống một cuộc đời tốt đẹp và viên mãn hơn.
Quý vị và các bạn thân mến, quý vị và các bạn vừa xem xong. Trên đây là bài chia sẻ: Tài sản lớn nhất của tuổi 50 không phải là nhà cao cửa rộng, mà là thứ này. Sau 50 tuổi, nếu hiểu ba điều này, lợi ích còn lớn hơn cả tiền tài vật chất. Đời người hữu hạn, biết sớm sẽ tốt cho bản thân sau tuổi này. Nên nhớ, tam quan quan trọng hơn ngũ quan. Chỗ dựa lớn nhất khi ngoài 50 tuổi không phải con cái cũng chẳng phải bạn đời, mà nằm ở ba điều bạn trẻ cần biết càng sớm càng đỡ thất vọng về sau. Người ngoài 50 tuổi dễ mắc kẹt trong ba cạm bẫy này, khiến nửa đời sau khổ sở; tránh được mới yên tâm hưởng phúc.
Đặc biệt, ở phần cuối video này là phần chia sẻ: Còn trẻ, muốn thành công và an nhàn lúc tuổi già, cần phải chuẩn bị bốn đường lui này. Chúc bạn sức khỏe dồi dào, bình an, hạnh phúc, thành công và thịnh vượng. Nếu quý vị thấy video hữu ích, thì xin đừng quên nhấn like, chia sẻ video và đăng ký ủng hộ kênh. Nhớ nhấn vào nút hình cái chuông để không bỏ lỡ những video mới nhất của chúng tôi mỗi khi phát sóng. Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn quý vị và các bạn đã theo dõi video clip. Xin kính chúc quý vị và các bạn luôn luôn mạnh khỏe, bình an, thành công. Xin trân trọng kính chào và hẹn gặp lại ở video tiếp theo.
Muốn thoát nghèo nhanh chóng và từng bước trở nên giàu sang thịnh vượng, bạn phải biết cách mượn lực từ người khác. Những người bình thường thường học hỏi từ kết luận của người khác nhưng lại bị mắc kẹt trong đó, sống dưới cái bóng của người thành công. Họ học hỏi tư duy từ các thủ lĩnh khác và biến những tư duy đó thành tư duy của chính mình, đồng thời xây dựng một bản thân mạnh mẽ hơn.
Copyright © 2017 Bản quyền thuộc về Công Ty TNHH Kỹ Thuật Phúc Minh